Gần đây, kiến ba khoang xuất hiện thật sự là mối đe dọa nguy hiểm cho sức khỏe con người. Vết đốt của chúng vô cùng lợi hại, nó có nọc độc gấp đến 15 lần so với rắn hổ mang. Bên cạnh đó, việc bạn càng chà xát hay gãi vết đốt lại càng khiến nọc độc lan rộng và gây ra tình trạng hoại tử mô vô cùng nguy hiểm. Vậy Cách xử lý khi bị kiến ba khoang đốt là như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có hướng xử kịp thời và đúng đắn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình nhé
Kiến ba khoang- mối nguy hại khôn lường
Kiến ba khoang (tiếng Anh: Nairobi fly) có tên gọi khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc họ cánh cụt (Staphilinidae), bộ cánh cứng (Colleoptera) thuộc lớp côn trùng. Ngoài tên gọi kiến ba khoang loài kiến này còn có nhiều tên gọi khác như: Kiến hoang, kiến lác, kiến kim, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong,…
Kiến ba khoang tuy nhỏ bé nhưng đốt rất đau. Khi đốt, cơ thể chúng tiết ra một loại chất độc có tên là pederin.
Pederin có trong nọc độc của kiến có độc tính gấp 12 – 15 lần nọc độc của rắn hổ và gây bỏng mạnh gấp 100-150 lần acid sunfuric đậm đặc. Đặc biệt hơn, chất độc này còn có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể kiến kể khi chúng chết đi.
Nọc độc của kiến ba khoang chủ yếu gây bỏng da hoặc viêm da từ mức độ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào lượng độc chất pederin hiện diện trên cơ thể kiến. Đặc biệt tổn thương sẽ lan tỏa rộng nhất ở vùng da mềm.
Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm sẽ tiến triển sang dạng loét. Các vết loét có nhiều hình dạng khác nhau như đường dài thẳng, hình chữ y, hình tròn, hình đa giác… tùy theo động tác khi ta thực hiện việc đập, giết và chà xát kiến trên da.
Nếu tay bị dính chất độc pederin khi đập kiến, vô tình chà xát và sờ vào mắt có thể làm sưng phù phần mô mềm quanh mắt, làm … Xem thêm